Cơ chế hoạt động của Blockchain như thế nào?

Blockchain có các ứng dụng nổi bật hơn cả tiền tệ kĩ thuật số. Từ bỏ phiếu điện tử đến hợp đồng thông minh và nhiều ứng dụng thiết thực khác nữa.

Gần đây, Blockchain đang là chủ đề nóng trên toàn thế giới, nhưng đối với nhiều người, công nghệ này vẫn là một khái niệm khó nắm bắt. Nhưng chỉ cần chú ý đến những khái niệm cơ bản về thế giới tiền ảo, bạn sẽ cảm thấy blockchain cũng rất đơn giản.

Công nghệ Blockchain cho phép các giao dịch kĩ thuật số diễn ra suôn sẻ mà không cần bên trung gian thứ ba.

Mối liên hệ giữa Bitcoin và Blockchain

Xuất hiện năm 2008, Bitcoin được biết đến như một hệ thống tiền tệ điện tử cho phép thanh toán trực tuyến mà không cần đến bên trung gian thứ ba.

Hệ thống thanh toán bitcoin được đánh giá là thú vị và sáng tạo, nhưng cơ chế hoạt động của nó lại thật sự mang tính cách mạng. Bước tiến về kĩ thuật không nằm ở bản thân đồng tiền, mà là ở công nghệ nằm phía sau nó.

Mặc dù thường được gắn liền với Bitcoin, nhưng công nghệ blockchain có nhiều ứng dụng khác nữa. Bitcoin chỉ là một trong những ứng dụng đầu tiên và nổi tiếng nhất và là một trong số khoảng bảy trăm ứng dụng sử dụng hệ điều hành blockchain.

Sự phát triển của blockchain công cộng Ethereum đã cung cấp một phương pháp để thực hiện các hợp đồng ngang hàng (peer to peer).

Bản chất của Blockchain

Blockchain là một loại sổ cái hay cơ sở dữ liệu phân cấp lưu giữ hồ sơ các giao dịch số. Nó có một mạng lưới các cơ sở dữ liệu được sao chép, đồng bộ qua internet và hiển thị cho bất cứ ai tham gia mạng. Các mạng Blockchain có thể là riêng tư hoạc công khai.

Khi tiến hành, các giao dịch kĩ thuật số diễn ra trong vòng 10 phút được nhóm lại với nhau trong một khối được bảo mật và được gửi đến toàn bộ mạng. Thợ đào Bitcoin sẽ cạnh tranh để hợp lệ hóa các giao dịch bằng cách giải quyết các vấn đề mã hoá phức tạp. Người thợ đầu tiên giải quyết vấn đề và xác nhận khối sẽ nhận được phần thưởng.

Các khối hợp lệ của giao dịch sau đó được đánh dấu thời gian và được thêm vào một chuỗi với thứ tự tuyến tính và theo trình tự thời gian. Các khối mới của các giao dịch hợp lệ được kết nối với các khối cũ hơn, tạo ra một chuỗi các khối thể hiện mọi giao dịch trong lịch sử của blockchain đó. Toàn bộ chuỗi được liên tục cập nhật để mọi sổ cái trong mạng đều giống nhau.

Như đã nêu trong bài Blockchain là gì? .Có ba công nghệ chính kết hợp để tạo ra một blockchain.

1. Khóa mật mã

Giả dụ có ai người muốn giao dịch qua internet. Mỗi người trong số họ giữ một khóa riêng và một khóa công khai.

Mục đích chính của thành phần này là tạo ra một tham chiếu nhận dạng số an toàn. Nhân dạng sẽ dựa trên sự kết hợp của khóa riêng và khóa công khai. Sự kết hợp của chúng tạo ra một chữ ký kỹ thuật số rất hữu ích, cho phép kiểm soát quyền sở hữu.

2. Một mạng lưới phân tán

Giá trị lớn nhất của blockchain bitcoin là nó là một mạng lưới lớn, nơi các trình xác nhận đạt được một sự đồng thuận công khai.

Tóm lại, kích thước của mạng là rất quan trọng để đảm bảo an ninh mạng. Theo số liệu trước đây, bitcoin được bảo đảm bởi 3.500.000 TH/s, hơn 10.000 ngân hàng lớn nhất trên thế giới kết hợp lại. Ethereum, mới xuất hiện được hai năm, được bảo vệ bởi khoảng 12,5 TH/s (nhiều hơn Google).

Hệ thống ghi chú

Khi các khoá được kết hợp với mạng này, hình thức tương tác vô cùng hữu ích sẽ xuất hiện. Quá trình bắt đầu khi A lấy chìa khóa riêng, đưa ra một thông báo về khoản tiền (trong trường hợp của bitcoin), và gắn nó vào khóa công khai của B.

Giao thức

Một khối – chứa chữ ký số, tem đánh dấu thời gian và các thông tin liên quan – sẽ được gửi tới tất cả các nút trong mạng.

3. Giao thức network servicing

Với các blockchains, bằng cách cung cấp sức mạnh xử lý cho máy tính của bạn để phục vụ cho mạng, sẽ có một phần thưởng dành cho một trong các máy tính.

Với bitcoin, mục đích của giao thức là để loại bỏ khả năng cùng một bitcoin mà được sử dụng trong các giao dịch riêng biệt cùng một lúc.

Đó là lý do tại sao Bitcoin được coi như một vật ngang giá giống tiền và tài sản. Bitcoins và các đơn vị cơ sở của chúng (satoshi) phải là duy nhất và có giá trị. Để đạt được điều này, các nút phục vụ mạng tạo ra và lưu trữ một lịch sử giao dịch cho mỗi bitcoin.

Mỗi blockchain có thể có các yếu tố khác nhau, đó là vấn đề về giao thức của blockchain. Quá trình xác minh có thể được điều chỉnh cho mỗi blockchain. Bất kỳ quy tắc và ưu đãi cần thiết nào cũng có thể được tạo ra khi có đủ các nút đạt đến đồng thuận về việc giao dịch sẽ được xác minh như thế nào.

Tính năng phân cấp, công khai và số hóa của Blockchain cho phép mọi người tin tưởng lẫn nhau và giao dịch ngang hàng. Điều này cũng mang lại lợi ích an ninh chưa từng có.

Liệu blockchain có làm thay đổi Internet và nền kinh tế toàn cầu?

Blockchain là một công nghệ hứa hẹn sẽ thay đổi thế giới. Công nghệ này không chỉ thay đổi cách chúng ta sử dụng Internet, mà nó còn là khởi điểm cho cuộc cách mạng của nền kinh tế toàn cầu.

Blockchain có các ứng dụng nổi bật hơn cả tiền tệ kĩ thuật số. Từ bỏ phiếu điện tử đến hợp đồng thông minh và nhiều ứng dụng thiết thực khác nữa.

Blockchain sẽ làm thay đổi hàng trăm ngành công nghiệp đang dựa vào các trung gian, bao gồm ngân hàng, tài chính, học viện, bất động sản, bảo hiểm, luật pháp, chăm sóc sức khoẻ,… – Dù sẽ dẫn đến vài hậu quả tiêu cực, nhưng nhìn chung, việc loại bỏ các trung gian mang lại nhiều điều tích cực hơn. Công nghệ Blockchain cũng sẽ loại bỏ các chi phí trung gian tốn kém đã trở thành một gánh nặng cho các cá nhân và doanh nghiệp.

Hơn tất cả, blockchain hứa hẹn sẽ dân chủ hoá và mở rộng hệ thống tài chính toàn cầu. Cung cấp cho những người ít tiếp xúc với nền kinh tế toàn cầu, tiếp cận tốt hơn với các hệ thống tài chính và thanh toán. Đồng thời có những bước tiến hiệu quả hơn trong việc chống tham nhũng.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *